[masp]fedu-08[/masp]

[giaban]0đ[/giaban]


[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]

[chitiet]
Học lập trình hướng đối tượng từ đầu với Typescript 
Giới thiệu khóa học
Học ngôn ngữ lập trình typescript hiện đang được sử dụng rất nhiều, và tiện thể học lại từ cơ bản phần lập trình hướng đối tượng, tư duy theo kiểu hướng đối tượng, để chuẩn bị cho các bộ khung mạnh mẽ như angular 4, react, nodejs..
Giới thiệu khóa học
TypeScript là gì?
TypeScript là một dự án mã nguồn mở được phát triển bởi Microsoft, nó có thể được coi là một phiên bản nâng cao của Javascript bởi việc bổ sung tùy chọn kiểu tĩnh và lớp hướng đối tượng mà điều này không có ở Javascript. TypeScript có thể sử dụng để phát triển các ứng dụng chạy ở client-side (Angular2) và server-side (NodeJS).
TypeScript sử dụng tất cả các tính năng của của ECMAScript 2015 (ES6) như classes, modules. Không dừng lại ở đó nếu như ECMAScript 2017 ra đời thì mình tin chắc rằng TypeScript cũng sẽ nâng cấp phiên bản của mình lên để sử dụng mọi kỹ thuật mới nhất từ ECMAScript. Thực ra TypeScript không phải ra đời đầu tiên mà trước đây cũng có một số thư viện như CoffeScript và Dart được phát triển bởi Google, tuy nhiên điểm yếu là hai thư viện này sư dụng cú pháp mới hoàn toàn, điều này khác hoàn toàn với TypeScript, vì vậy tuy ra đời sau nhưng TypeScript vẫn đang nhận được sự đón nhận từ các lập trình viên.
Tại sao nên sử dụng TypeScript?
Dễ phát triển dự án lớn: Với việc sử dụng các kỹ thuật mới nhất và lập trình hướng đối tượng nên TypeScript giúp chúng ta phát triển các dự án lớn một cách dễ dàng.
Nhiều Framework lựa chọn: Hiện nay các Javascript Framework đã dần khuyến khích nên sử dụng TypeScript để phát triển, ví dụ như AngularJS 2.0 và Ionic 2.0.
Hô trợ các tính năng của Javascript phiên bản mới nhất: TypeScript luôn đảm bảo việc sử dụng đầy đủ các kỹ thuật mới nhất của Javascript, ví dụ như version hiện tại là ECMAScript 2015 (ES6).
Là mã nguồn mở: TypeScript là một mã nguồn mở nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng mà không mất phí, bên cạnh đó còn được cộng đồng hỗ trợ.
TypeScript là Javscript: Bản chất của TypeScript là biên dịch tạo ra các đoạn mã javascript nên ban có thê chạy bất kì ở đâu miễn ở đó có hỗ trợ biên dịch Javascript. Ngoài ra bạn có thể sử dụng trộn lẫn cú pháp của Javascript vào bên trong TypeScript, điều này giúp các lập trình viên tiếp cận TypeScript dễ dàng hơn.
LỢI ÍCH KHÓA HỌC:
TypeScript sử dụng các kiểu dữ liệu chặt chẽ mà vẫn tương thích với JavaScript cho phép kiểm soát việc sử dụng sai kiểu cho các thành phần khai báo
TypeScript cho phép xây dựng mô hình mã nguồn dựa trên mô hình hướng đối tượng (rất giống với mô hình OOP của C#, Java)
TypeScript tương thích với thư viện JavaScript sẵn có
Hiện nay có rất nhiều công cụ biên tập hỗ trợ TypeScript như Visual Studio, Sublime Text, Eclipse, Visual Studio Code, WebStorm, Atom
Có thể sử dụng TypeScript để phát triển ứng dụng cho backend (NodeJs) hay frontend với các ứng dụng chạy trên trình duyệt.
Hỗ trợ ECMAScript 5, ECMAScript 6.
Hỗ trợ lập trình với kiểu generic
Cho phép phân tách thành các thành phần rời thông qua việc sử dụng module và namespace
ƯU ĐIỂM CỦA KHÓA HỌC TYPESCRIPT TẠI FEDU.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều trung tâm dạy các khóa học lập trình Typescript bài bàn – do đây là công nghệ khá mới mà, đến với khóa học của lập trình hướng đối tượng Typescript của chúng tôi– do giảng viên Nguyễn Đức Việt ( người có 12 năm kinh nghiệm giảng dạy lập trình web) – đã tổng hợp lại kiến thức trong quá trình làm việc, và các giáo trình chuẩn quốc tế từ các nước như Mỹ, Úc, Ấn Độ bạn sẽ nắm rõ Typescript trong lòng bàn tay chỉ trong vòng 2-3 tuần học đẻ có thể làm được việc
Với rất nhiều bài tập thực hành thực tế, chi tiết các hiệu ứng từ các website nổi tiếng như kenh14, facebook để lập trình các chức năng tương tác với front-end ví dụ : giỏ hàng, các tính năng view ảnh, notification trên facebook.
ĐỐI TƯỢNG KHÓA HỌC.
Học viên yêu thích về lập trình.
Học viên muốn tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình javascript/typescript từ đầu theo một cách bài bản nhất.
Học viên muốn tạo ra các ứng dụng web hoàn trình bằng javascript làm chủ các kỹ năng lập trình trong javascript như Type Script, Es6.
YÊU CẦU KHÓA HỌC.
Học viên phải nắm được các kiến thức về Javascript căn bản – hoặc tốt nhất học viên có nên đăng ký học qua khóa Học tất tần tật về lLập trình javascript từ con số 0 tại Fedu – sẽ giúp học viên thành thạo Typescript nhanh hơn bất cứ lúc nào.
Nội dung khóa học
Mục đầu tiên
001 - Giới thiệu và cài đặt Typescript
  001 - Giới thiệu ngôn ngữ TypeScript (08:14)
  002 - Cài đặt nodejs, cài đặt git, cài đặt plugin, chạy thử file (13:52)
002 - Các kiểu dữ liệu cơ bản trong Typescript
  003 - Kiểu dữ liệu string trong type script (09:44)
  004 - Kiểu dữ liệu mảng, mảng number và mảng string (05:24)
003 - Ba kiểu dữ liệu mới so với Javascript
  005 - Ba kiểu dữ liệu mới so với javascript (09:17)
  006 - Kiểu dữ liệu Any (07:38)
  007 - Kiểu dữ liệu void trong Typescript (02:50)
004 - Tổng kết phần kiểu dữ liệu trong Typescript
  008 - Ép kiểu trong typescript (08:49)
   009 - Tổng kết phần kiểu dữ liệu (04:15)
005 - Bốn kiểu function trong Typescript
  010 - Giới thiệu loại function đầu tiên trong typescript - return function (10:38)
  011 - Vì sao phải sử dụng hàm có tham số (12:51)
  012 - Hai cách khai báo Anonymous function trong typescript (06:35)
  013 - Kiểu function thứ 4 - Function không cần function (05:02)
006 - Tại sao phải lập trình hướng đối tượng
   014 - Học lập trình hướng đối tượng từ đầu, Tại sao phải sử dụng lập trình hướng đối tượng (11:54)
   015 - Hiểu bản chất của Class, instance, property và method qua phân tích ứng dụng giỏ hàng (12:38)
007 - Lý thuyết về lập trình hướng đối tượng
  016 - Phân tích và ví dụ về các khái niệm cơ bản trong lập trình hướng đối tượng (04:43)
  017 - Phân tích chương trình dưới con mắt của lập trình hướng đối tượng (11:30)
   018 - Trừu tượng hóa, đa hình, thừa kế và đóng gói trong lập trình hướng đối tượng (07:23)
008 - Cơ bản về Class và Instance
  019 - Tạo class thế nào (09:19)
  020 - Tạo instance thế nào (06:38)
009 - Luyện tập về Class
  021 - Bài tập 2 về class (08:03)
  022 - Bài tập tổng hợp 3 - Class và Enum (09:29)
010 - Ý nghĩa của Static và Exetends
  023 - Ý nghĩa của Static trong lập trình hướng đối tượng (07:54)
   024 - Kế thừa trong typescript - Phần 1 (14:09)
  025 - Kế thừa trong typescript - Phần 2 (14:52)
  026 - Kế thừa trong typescript - Phần 3 (04:36)
011 - Hiểu bản chất Access Modifier trong Typescript
   027 - Lý thuyết cơ bản về Access Modifier có cần dùng access modifier không (06:32)
   028 - Hiểu bản chất về Access modifier trong typescript thông qua bài tập thực hành - Phần 1 (15:02)
   029 - Hiểu bản chất về Access modifier trong typescript thông qua bài tập thực hành - Phần 2 (05:38)
012 - Lý thuyết về Accessor trong Typescript
  030 - Lý thuyết về Accessor trong Typescript (06:50)
  031 - Học cách sử dụng Accessor thông qua bài tập (13:18)
  032 - Thực hành getter và setter với việc đặt mật khẩu (11:14)
013 - Abstract là gì
   033 - Sử dụng Abstract Class trong Typescript (09:42)
  034 - Sử dụng Abstract method trong typescript (06:15)
014 - Generic sử dụng thế nào
  035 - Cơ bản về Generic trong lập trình typescript (08:28)
  036 - Sử dụng Generic trong class (04:17)
  037 - Generic Class sử dụng trong Typescript (07:25)
015 - Thực hành Interface trong Typescript
  038 - Interface trong lập trình hướng đối tượng (10:08)
   039 - Interface Class sử dụng trong Typescript (08:11)
016 - Namespace và Export
  040 - Export trong Typescript (05:48)
017 - Giới thiệu Project lập trình Typescript
  041 - Giới thiệu Project lập trình Typescript cho chức năng giỏ hàng (09:22)
  042 - Dựng giao diện - phần HTML cho ứng dụng (10:23)
018 - Xử lý nội dung và HTML cho ứng dụng
  043 - Xử lý phần HTML cột phải (09:26)
  044 - Tạo khối nội dung demo bên trái cho ứng dụng (11:23)
019 - Xử lý giao diện bằng CSS và Boostrap 4
  045 - Hoàn thiện phần nội dung cơ bản bằng bootstrap 4 (08:28)
  046 - Xử lý giao diện bằng phương pháp Chrome (11:54)
020 - Khởi động Project với việc xây dựng Class sản phẩm
  047 - Tạo Class (11:29)
  048 - Lập trình các hàm tương tác với đối tượng (07:10)
021 - Class thứ hai - class Quản lý hàng và các phương thức thao tác với sản phẩm
  049 - Tạo bộ khung cho Class Quản lý hàng (07:35)
022 - Class thứ ba - Class giỏ hàng
  050 - Tạo đối tượng sản phẩm trong giỏ hàng (07:59)
  051 - Định nghĩa phương thức hoạt động của đối tượng sản phẩm trong giỏ hàng (06:34)
023 - Class thứ tư - Class quản lý giỏ hàng
  052 - Tạo interface cho phần quản lý giỏ hàng (04:59)
024 - Cách tạo file tsconfig và cài đặt cơ bản trước khi code
  053 - Cài đặt cơ bản cho ứng dụng (08:32)
  054 - Cài đặt cơ bản trước khi code (09:46)
  055 - Cách tạo file tsconfig-json (07:58)
025 - Xử lý hàm Constructor
  056 - Xử lý Constructor (12:27)
  057 - Cách 2 xử lý Constructor (03:26)
026 - Lấy nội dung sản phẩm và đẩy ra giao diện
  058 - Viết hàm lấy nội dung sản phẩm (05:50)
  059 - Đẩy sản phẩm từ dữ liệu ra giao diện (12:26)
   060 - Thao tác với HTML (09:34)
027 - Lấy thông tin sản phẩm khi click vào nút Mua Ngay
  061 - Phương thức mua hàng (04:13)
  062 - Viết hàm lấy thông tin sản phẩm cho nút Mua ngay (09:23)
028 - Truyền tham số vào hàm getSanPhamById
  063 - Cách truyền tham số thông qua thẻ HTML (08:23)
  064 - Viết hàm getSanPhamById (08:20)
029 - Viết hàm thêm sản phẩm giỏ hàng
  065 - Thao tác với class 'quản lý giỏ hàng' (04:33)
   066 - Viết hàm thêm sản phẩm vào giỏ hàng (05:51)
030 - Viết hàm tăng số lượng sản phẩm trong giỏ hàng
  067 - Viết hàm kiểm tra sản phẩm (13:28)
  068 - Xử lý logic của hàm tăng số lượng sản phẩm trong giỏ hàng (13:35)
031 - Phun dữ liệu ra giao diện HTML trong class quản lý giỏ hàng
  069 - Đẩy dữ liệu đã xử lý trong typescript ra giao diện HTML (10:05)
  070 - Hoàn thiện phần phun dữ liệu ra giao diện HTML trong Typescript (09:18)
032 - Viết hàm tính số lượng và tính giá trong Class quản lý giỏ hàng
  071 - Tính số lượng sản phẩm (11:07)
  072 - Tính giá sản phẩm (10:08)
033 - Viết hàm Update giỏ hàng
  073 - Phân tích logic xử lý việc update giỏ hàng (03:55)
  074 - Xử lý sự kiện thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng (08:49)
034 - Truyền tham số và cập nhật sản phẩm vào dữ liệu
  075 - Truyền nội dung thông qua HTML (09:32)
  076 - Cập nhật sản phẩm vào dữ liệu (08:21)
035 - Đẩy dữ liệu ra giao diện và viết hàm hiển thị thông báo
  077 - Đẩy dữ liệu đã cập nhật ra giao diện (12:34)
  078 - Viết hàm thông báo xảy ra khi thao tác với giỏ hàng (06:08)
036 - Tổng kết
  079 - Tổng kết (07:07)
Giảng Viên: Thầy Nguyễn Đức Việt
Giảng viên với 12 năm trong nghề thiết kế, lập trình web. Anh đã và đang giảng dạy, đào tạo cho khoảng hơn 10.000+ học viên thiết kế, lập trình web tại Việt Nam. Tốt nghiệp khoa CNTT, Đại học bách khoa Hà Nội. Từng làm việc trong nhiều dự án lớn thuộc tập đoàn lớn, anh đã và đang tham gia rât nhiều dự án Freelancer về thiết kế đồ họa nên kinh nghiệm thực tế dồi dào, mong muốn đem những kinh nghiệm này chia sẻ cho tất cả mọi người, giúp các bạn có được những hành trang quý báu trên con đường sự nghiệp.
Từng du học nghành thiết kế đồ họa đa phương tiện – tại tập đoàn Aptech Limited – Bangalore Ấn Độ theo chương trình giảng viên tài năng.
Tốt nghiệp khoa CNTT, Đại học bách khoa Hà Nội.

[/chitiet]
Học lập trình hướng đối tượng từ đầu với Typescript
















Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn