[tintuc]

Đối với trader mới, có lẽ khái niệm gồng lỗ quen thuộc hơn nhiều. Còn những trader có một số kinh nghiệm, chịu tìm hiểu học hỏi mới bắt đầu để ý đến khái niệm gồng lời.

Tuy nhiên, câu hỏi: “Gồng lời trong Trading như thế nào?” có lẽ vẫn đang là một bài toán nan giải. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem thế nào nhé.

>>> Nhận ngay combo 2 khóa học của Nukida 

Nguyên nhân của việc chốt lời sớm trong Trading

Nguyên nhân chính của việc chốt lời sớm đó là do nhìn chart (biểu đồ) quá nhiều. Bản thân mình nếu thực sự nhìn chart con USDCAD hôm qua nó đi lên thế kia thì chắc chắn ko thể nào giữ nổi tới TP, vì những đoạn nó dập dìu xuống như vậy và sẽ cắt sớm ở 1 mức nào đó.

Tất nhiên nhiều người sẽ nghĩ cắt sớm còn hơn để nó chạm SL. Mình không nói nó đúng hay sai vì họ có cách trade riêng, miễn sao có lời. Tuy nhiên, đối với mình nếu chúng ta tư duy như vậy thì dần dần sẽ thành thói quen chốt sớm dưới 1R.

Như vậy đáng lẽ lệnh thắng giá sẽ đi được xa, nhưng chúng ta chỉ chốt lời dưới 1R. Trong khi những lệnh thua thì chúng ta chấp nhận để nó chạm SL. Điều này về lâu về dài chắc chắn sẽ làm tài khoản giảm xuống.

Tại sao trade tài khoản Demo thường có lãi khủng?

Khi chúng ta vào lệnh, giá sẽ có 2 trường hợp xảy ra: 1 – đi đúng hướng, 2 – đi ngược hướng. Tài khoản demo thường chúng ta sẽ chẳng quan tâm tới việc nhìn chart nhiều. Trong đầu sẽ xuất hiện tâm lý: Nếu giá đi ngược hướng cháy tài khoản thì tạo tài khoản mới. Nếu giá đi đúng hướng, chúng ta ít canh lệnh và giá cứ thế chạy, tài khoản sẽ lên rất nhanh.

Vậy làm sao để có thể gồng lời?

Chúng ta đã biết nguyên nhân là do việc nhìn chart quá nhiều. Vậy để gồng lời, chúng ta có 2 cách sau:

a. Áp dụng bài toán xác suất

Giả sử chúng ta có một hệ thống giao dịch sau khi backtest đạt tỉ lệ thắng là 60% với tỉ lệ Reward: Risk (RR) = 2:1. Như vậy, trong 100 lệnh, chúng ta thắng 60 lệnh, thua 40 lệnh. Lợi nhuận sẽ là: 60×2 – 40×1 = 80 (R). Nếu mỗi R tương ứng 1% số dư tài khoản thì tổng chúng ta sẽ được khoảng 80% tài khoản. Một con số không tồi!

>>> Nhận ngay Khóa học Price action master của medio

Do đó, khi đã có hệ thống như vậy, bạn chỉ cần tìm điểm vào lệnh, tính khối lượng, đặt SL-TP đúng tỉ lệ 1:2. Sau đó bạn cần tắt máy mặc kệ thị trường chạm SL hoặc TP. Về lâu dài sẽ có lợi nhuận nếu bạn tuân thủ đúng như vậy.

Tỉ lệ RR không nhất thiết là 2:1 mà có thể là 1,5:1, 3:1… tuỳ vào việc bạn backtest như thế nào. Mấu chốt là bạn cần kiên định với tỉ lệ đó, đừng lúc thì 1:1, lúc 2:1… thì mới đảm bảo có lợi nhuận được.

b. Sử dụng “Luật Bò Gấu” và “Đọc Nến” để đọc cấu trúc thị trường

Trường hợp này sẽ khó hơn nhiều. Bạn cần có kiến thức và nhận định vững chắc về thị trường. Bạn cần có thời gian canh thoát lệnh. Bạn cần có tâm lý vững vàng tin vào sự phân tích của bản thân…

Nói chung, gồng lời theo cách này rất “tổn thọ”. Tuy nhiên, thành quả bạn sẽ nhận được nhiều hơn, chốt lời được xa hơn. Lời khuyên là bạn nên trải qua cách áp dụng xác suất nhuần nhuyễn rồi mới sử dụng tới cách này.

>>> Nhận ngay bộ khóa học đầu tư tài chính của Phạm Thành Biên trên ebila

Tổng kết

Gồng lời cũng là một nghệ thuật. Dù là gồng lời theo cách nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là hãy coi Stoploss là bạn. Việc “bạn đến chơi nhà” là một chuyện hết sức bình thường.

Gồng lỗ là khi chúng ta sợ Stoploss nên không đặt hoặc sẽ thả nó. Nhưng nếu chúng ta quản lý vốn bằng việc điều chỉnh khối lượng hợp lý theo tỉ lệ RR, thì nó sẽ là bạn. SL xảy ra là điều bình thường, chỉ cần 1 vài lệnh TP tỉ lệ RR tốt thì sẽ kéo lại được hết các khoản SL.

Vì vậy, hãy là một nghệ sĩ biết gồng lời nhé!

CHÚC MỌI NGƯỜI GIAO DỊCH THÀNH CÔNG!

>>> Nhận ngay Khóa học blockchain dream thầy kim Qúy


[/tintuc]



Gồng lỗ trading là gì ? Gồng lời trading là gì  Hướng dẫn cách gồng lời, gồng lỗ trong Trading
Gồng lỗ trading là gì ? Gồng lời trading là gì  Hướng dẫn cách gồng lời, gồng lỗ trong Trading

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn